Kỹ thuật bơi ếch chuẩn là một trong những kỹ năng cơ bản, cần biết mà bất kỳ người học bơi nào cũng nên biết. Thế nhưng trong hàng loạt những hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch ngoài kia, kỹ thuật nào mới là chuẩn, đúng? thì không phải ai cũng biết.
Chính vì vậy, hôm nay Học Bơi Bốn Mùa sẽ tổng hợp lại những kỹ thuật chuẩn nhất ngay bài viết dưới đây, những thông tin này được chia sẻ và thực nghiệm ngay chính tại lớp dạy bơi ếch của chúng tôi.
Nội dung bài viết
Lợi ích của học bơi
Với xu thế xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu về sức khỏe và giải trí của con người càng cao. Vì vậy những năm gần đây bộ môn bơi đặc biệt được quan tâm và phát triển trên khắp cả nước đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Bơi giúp cho con người cải thiện được sức khỏe, giải tỏa áp lực sau ngày làm việc. Bơi hỗ trợ giúp cho những người có vấn đề về xương khớp, hô hấp hoạt động nhẹ nhàng. Và bơi giúp phát triển chiều cao đặc biệt tốt cho các bạn đang trong giai đoạn phát triển bơi sẽ thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao.
Bơi có rất nhiều tác dụng như vậy chúng ta cần phải biết bơi nhé. Đầu tiên là bơi ếch, đây là kiểu bơi cho những người mới bắt đầu học, là kiểu bơi đơn giản và cơ bản nhất. Vậy bơi ếch như thế nào cho đúng và bơi hiệu quả.
Tham khảo các lớp học bơi đang được quan tâm nhiều nhất:
Hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch chuẩn, đúng cách cho người mới bắt đầu
Để bơi ếch đúng kỹ thuật, người học nên bắt đầu thực hiện theo từng giai đoạn, tập từng động tác riêng lẻ cho thuần thục rồi sau đó ghép lại để được một kiểu bơi hoàn chỉnh.

Giai đoạn 1: Tập làm quen với nước, thở, nổi và lướt nước.
Giai đoạn này cực kỳ quan trọng cho những người mới bắt đầu học bơi, sẽ giúp người bơi không còn tâm lý bị sợ nước, tự tin đứng trong nước.
- Người bơi sẽ đứng trong nước thả lỏng, thoải mái ( mực nước ngang bụng hoặc ngang ngực ).
- Sau đó tập nín thở trên cạn cho quen rồi úp mặt nín thở dưới nước.
- Hai tay bám thành bể, hai chân duỗi thẳng, úp mặt dưới nước nín thở từ 10s – 15s ( tùy theo sức khỏe )
- Lưng hướng về thành bể hai tay sát tai duỗi thẳng, người ngả nhẹ nhàng xuống nước rồi co gối đạp mạnh chân vào thành bể để lướt nước.
- Lúc đứng lại người bơi cuộn hai gối vào bụng rồi từ từ đứng lại. Đồng thời hai tay cũng nhẹ nhàng kéo dọc thân để hỗ trợ đứng lại tránh không bị nghiêng hay mất thăng bằng.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi thành thục và tự tin, sau đó học đến kỹ thuật mới.
Giai đoạn 2: Tập chân ( tập trên cạn, tập dưới nước )
Tập trên cạn:
- Tư thế người bơi ngồi trên thành bể, người hơi ngửa ra sau, hai tay chống ra sau lưng và hai chân duỗi thẳng.
- Sau đó thực hiện kỹ thuật chân trên cạn, hai chân co lại gối mở rộng, hai lòng bàn chân hướng vào nhau ( động tác Co )
- Sau đó bẻ bàn chân hướng ra ngoài ( động tác Bẻ ) – đạp nước ( động tác Đạp )
- Khép, hai chân duỗi thẳng như tư thế ban đầu.
- Tập lặp đi lặp lại nhiều lần trên bờ cho quen động tác.
Tập ở dưới nước:
- Cũng giống như động tác ở trên bờ đã tập, nhưng lúc này người bơi sẽ tập ở dưới nước và tư thế nằm úp trên mặt nước
- Người học bơi bám vào thành bể hoặc dụng cụ bơi để tập trong nước.
- Tập lặp đi lặp lại nhiều lần để cảm giác nước và cho động tác được thuần thục và lướt nước.
Giai đoạn 3: Tập tay và kết hợp thở
Tư thế hai tay duỗi thẳng trước mặt lòng bàn tay hướng vào nhau. Sau đó thực hiện động tác, từ tư thế chuẩn bị người bơi hướng 2 lòng bàn tay hướng sang hai bên rồi tỳ nước quạt nhẹ sang hai bên, đến ngang vai người bơi gập khuỷu tay vuông góc, các đầu ngón tay hướng xuống dưới khép nách rồi đưa thẳng tay lên về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác nhiều lần cho động tác được mềm dẻo và nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn.
Tập tay và thở:
- Người bơi úp mặt dưới nước, hai tay duỗi thẳng sát tai.
- Thực hiện động tác, nhẹ nhàng thở bong bóng bằng mũi rồi ngẩng đầu há miệng lấy hơi, đồng thời thực hiện động tác quạt tay, đến khi tay quạt ngang vai cúi đầu xuống.
- Người bơi có thể đứng tập tại chỗ trong nước hoặc vừa thực hiện vừa đi trong nước.
- Thực hiện nhiều lần để động tác được thuần thục.
Chú ý, mực nước ngang bụng hoặc ngực người bơi, để tạo tâm lý tốt cho người học, tránh tình trạng sâu quá bị ngộp nước khó thở, hay mực nước nông quá khi thực hiện lại khó.
Giai đoạn 4: Kết hợp
Sau khi đã thực hiện các động tác riêng lẻ thuần thục,chúng ta kết hợp các động tác lại với nhau để được một kiểu bơi hoàn chỉnh và đúng kỹ thuật.
Khi mới tập kết hợp chúng ta nên bơi từng đoạn ngắn hoặc bơi ngang thành bể để đảm bảo cho sức khỏe và hơi thở của mình được tốt nhất. Thường xuyên tập luyện để động tác được mềm dẻo, nhẹ nhàng, có được một sức khỏe tốt, thân hình dẻo dai và săn chắc và một hệ hô hấp tốt.
>>> Tìm hiểu ngay:
Một số lưu ý cần biết trong kỹ thuật bơi ếch
Cần khởi động trước khi học bơi ếch
Đây là bước cơ bản đầu tiên cần lưu ý, tuy nhiên thực tế nhiều người học bơi đã chủ quan vấn đề này hoặc thực hiện một cách sơ sài trước khi học bơi ếch. Nhưng việc này có thể làm cho bạn dễ bị chuột rút, dọp bẻ… thậm chí có nguy cơ gây ảnh hưởng nặng tới sức khỏe.
Vì vậy cần thực hiện khởi động một cách kỹ lưỡng, bạn có thể chạy quanh hồ vài vòng hay thực hiện các động tác mà giáo viên dạy bơi chỉ dẫn trước khi bước vào các bước học bơi ếch.
Cần giữ đúng tư thế khi bơi ếch
Đây là vấn đề cần lưu ý không chỉ riêng cho kiểu bơi ếch mà còn áp dụng cho tất cả các kiểu bơi khác.
Việc giữ đúng đúng tư thế, giữ cho phần đầu của mình theo một đường thẳng tiến về phía trước cùng với cơ thể sẽ giúp bạn tăng hiệu quả vận động cao nhất trong bơi lội. Ngoài ra bạ cũng cần giữ cho chan, vai và hông ngang bằng nhau hết mức có thể.
Chân cần giữ cao chạm mặt nước, độ thẳng vừa phải chứ không buông thõng xuống nước. Khi quạt chân nên hơi chúi người xuống mặt nước để giúp chân không bị nổi lên trên mặt nước.
Lưu ý cử động của tay
Trong kỹ thuật bơi ếch chuẩn, đúng cách bạn nên nhớ tay của mình luôn ở trong tư thế “chẻ nước và xe nước”. Để hiểu đơn giản hơn bạn hãy tưởng tượng mình đang muốn mở cửa đồng thời bằng bằng cả hai tay thì khi bắt đầu bơi hai tay của bạn sẽ chắp vào nhau rồi mở ra, quạt tay về hai bên.
Lưu ý, không quạt tay quá rộng vì điều đó sẽ làm bạn nhanh mệt. Cũng không quạt tay quá sâu dưới nước. Cùi chỏ cánh tay không được nhấc quá cao bởi chúng sẽ làm bạn dễ mỏi và gây khó khăn cho các động tác bơi dưới nước.
Lưu ý trong kỹ thuật hít thở
Một trong những kỹ thuật bơi ếch quan trọng nhất và các kiểu bơi khác đó chính là kỹ thuật thở. Việc thở không đúng cách có thể làm người học bơi cảm thấy tức ngực, nhói phổi, khó thở. Vì vậy hãy chú ý hít thở chậm rãi, đừng vội vàng, cũng đừng thở quá mạnh.
Và nếu là người mới bắt đầu học bơi, bạn càng lại phải chú trọng tới việc thực hiện đúng động tác, đúng kỹ thuật của kiểu bơi chứ không phải quan tâm quá nhiều đến tốc độ học bơi cũng như quãng đường mà bạn có thể bơi được. Điều cần làm là hãy thả lòng cơ thể, hãy thoải mái khi bơi, mệt thì hãy nghỉ vì cố sức khi bơi sẽ chỉ làm cho bạn kiệt sức mà thôi.
Kỹ thuật bơi ếch chuẩn, đúng không phải là khó những chúng cũng không phải dễ dàng thực hiện nếu bạn không có người hướng dẫn, quan sát.
Gọi ngay tới HOTLINE 0978.046.890 để được tư vấn và đăng ký lớp học bơi ếch của Học Bơi Bốn Mùa với lớp học riêng biệt, cam kết chất lượng cùng giá thành ưu đãi nhất thị trường.